Theo quan niệm phong thủy bàn ăn nên được đặt ở hướng lành, không thích hợp với vị trí hung so với mệnh của chủ nhà. Nếu chủ nhà Đông tứ mệnh thì nên tránh để bàn ăn ở hướng tây, tây nam, tây bắc và hướng đông bắc.
Ngược lại chủ nhà thuộc Tây tứ mệnh thì cần tránh đặt bàn ăn ở hướng đông nam, đông, nam và hướng bắc. Có như vậy mới đảm bảo quy tắc “trạch mệnh tương phối” trong bố trí nhà ở gia đình theo phong thủy.
Trong không gian phòng ăn của gia đình hiện đại ngày nay thường bố trí thêm đèn chiếu sáng và đèn trang trí trên trần nơi đặt bàn ăn. Tuy nhiên cần chú ý để ghế ngồi không bị đèn “chiếu” thẳng vào đầu, vì khi có người ngồi, sẽ lâm vào thế bị đèn đè lên đầu.
1. Hướng bàn ăn
Bàn ăn không thích hợp với vị trí hung, tức là chỉ phương hướng không phối hợp với ngũ hành của chủ nhà. Để tìm phương hướng phối hợp ta dựa vào quẻ trạch, quẻ mệnh:
* Phân loại quẻ mệnh có 2 loại : Đông tứ và Tây tứ.
Nếu thuộc mạng :
==> Thủy, mộc, hỏa là người thuộc mệnh Đông tứ mệnh
==> Thổ, kim thì người đó thuộc mệnh Tây tứ mệnh.
* Quẻ trạch được phân loại theo hướng vị Đông tứ trạch và Tây tứ trạch:
==> Hướng Đông, Đông Nam, Nam hoặc Bắc thuộc Đông tứ trạch.
==> Hướng Tây, Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam thuộc Tây tứ trạch.
Vậy người mệnh: Đông tứ mệnh ở vào Đông tứ trạch, người mệnh: Tây tứ mệnh ở vào Tây tứ trạch, phối hợp như vậy sẽ rất tốt.312 Xếp bàn ăn trong nhà theo phong thủy
2. Xà nhà không nên trực tiếp đè lên bàn ăn
Bàn ăn nằm trực diện ngay dưới xà nhà sẽ tạo cảm giác khi ngồi vào bàn như có đao sắc trên đầu, gây cảm giác đè nén, nặng nề, khiến tinh thần bất ổn. Vì thế, nên dịch chuyển bàn ăn khỏi vị trí đó. Trong trường bất khả kháng, nên treo quả hồ lô bên dưới để hóa giải.
3. Bàn ăn không nên thẳng với cửa lớn
Phong thủy có câu: “hỉ hồi toàn, kỵ trực xung” (thích vòng quanh, kỵ thẳng). Nếu bàn ăn phạm phải nguyên tắc này sẽ khiến khí tốt trong nhà dễ dàng thoát ra ngoài. Ngoài ra, nếu bàn ăn thẳng hàng với cửa lớn, chỉ cần đứng bên ngoài có thể nhìn thấy mọi thành viên đang dùng bữa. Điều này cũng không hợp mỹ quan.
Giải pháp đặt ra là nên dời bàn ăn sang chỗ khác trong điều kiện có thể. Nhưng trường hợp không còn sự lựa chọn thì nên đặt một bình phong để ngăn lại.
4. Bàn ăn tối kỵ đối diện nhà vệ sinh
Theo phong thủy, nhà vệ sinh là nơi sinh ra khí độc. Nếu để nó đối diện với bàn ăn sẽ tạo tâm lý không tốt khi ăn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mọi người.
Nếu không thể di dời bàn ăn, nên đặt giữa bàn bồn nước nhỏ. Trong đó đặt chậu trúc khai vận để hóa giải xú khí.
5. Bàn ăn không nên đặt đối diện với bàn thờ
Đối với những nhà thờ tượng Quan Âm, tượng Phật… thì bàn ăn nên tránh hướng đối diện trực tiếp với vị trí của thần thánh. Bữa ăn thịt cá của gia đình sẽ mộ phạm đến thần thánh vì họ là những người tu hành, ăn chay.
Nếu ta thờ thần tài, tế công, tổ tiên thì điều này không cấm kỵ. Nhưng tốt nhất nên cố gắng để bàn ăn giữ một khoảng cách với bàn thờ, không nên hình thành một đường thẳng giữa bàn ăn và chỗ thờ cúng, nhằm đảm bảo sự tôn nghiêm, tĩnh lặng cho nơi thờ cúng và mang lại cảm giác tự do, thoải mái cho người ăn.
6. Bàn ăn không nên quá lớn
Một số người thích bàn ăn có kích cỡ lớn. Tuy nhiên, phải căn cứ theo diện tích căn phòng để bố trí cho phù hợp. Ngoài ra, diện tích bàn quá lớn sẽ tạo khoảng cách, khó tạo không khí ấm cúng, quây quần giữa các thành viên.
Bàn ăn không chỉ là nơi ăn uống đơn thuần mà còn là góc tổ ấm của mỗi gia đình, chúng ta cố gắng nắm những điều cấm kỵ trên để xây dựng bầu không khí gia đình luôn vui vẻ, hạnh phúc.
Cuối cùng, bàn ăn phải thường xuyên được dọn dẹp sạch sẽ, đặt ở nơi thông thoáng. Không nên để quá nhiều đồ linh tinh ở gần bàn ăn. Nên bố trí bàn ăn nhẹ nhàng, giúp không khí trong bữa cơm của cả gia đình thêm thân mật, ấm cúng và ngon miệng.